Chán ăn tâm lý và loãng xương
Chán ăn tâm lý và loãng xương

25/01/2019

Chán ăn tâm lý là một dạng của bệnh rối loạn ăn uống có liên quan đến trọng lượng cơ thể thấp và sự ám ảnh sợ hãi tăng cân. Bệnh nhân với chứng chán ăn tâm lý từ chối ăn uống và luôn cho rằng mình thừa cân, dù trên thực tế trọng lượng cơ thể họ thấp. Mặc dù chứng chán ăn tâm lý có thể xuất hiện ở cả hai giới, nhưng tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh gấp khoảng 10 lần so với đàn ông. Loãng xương là tình trạng xương giảm sức mạnh và dễ gãy sau té hay va chạm nhẹ. Gãy xương do loãng xương là nguyên nhân chính gây đau, tàn tật và giảm chất lượng cuộc sống.

Thiết lập nền tảng cho sức khỏe xương trong suốt đời sống (phần 1)
Thiết lập nền tảng cho sức khỏe xương trong suốt đời sống (phần 1)

03/01/2019

Người ta vẫn bảo: “Ăn gì bổ nấy”, và điều đó rất đúng đối với xương của bạn. Xương được cấu tạo từ các tổ chức sống nên cần được cung cấp hợp lý dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh. Một chế độ ăn cân bằng, bao gồm cả chế độ tập luyện, sẽ giúp cải thiện sức khỏe xương ở mọi lứa tuổi và làm giảm nguy cơ loãng xương.

Phát hiện gãy xương đốt sống do loãng xương
Phát hiện gãy xương đốt sống do loãng xương

25/01/2019

Các bí quyết giúp bác sĩ lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và kĩ thuật viên X quang phát hiện gãy đốt sống do loãng xương

Sinh lý học loãng xương
Sinh lý học loãng xương

25/06/2018

Đứng trên quan điểm sinh học cơ bản, loãng xương -- bất kì bệnh sinh nào -- đều xuất phát từ sự mất cân đối giữa hai qui trình tạo xương và hủy xương. Do đó, hiểu biết về cơ chế dẫn đến sự suy thoái của xương qua hai qui trình này sẽ giúp cho bác sĩ hiểu thêm về bệnh sinh loãng xương và những tiến bộ trong điều trị.

Mối tương quan giữa leptin, lượng mỡ và mật độ xương của người Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh
Mối tương quan giữa leptin, lượng mỡ và mật độ xương của người Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh

07/10/2018

Gãy xương do loãng xương hiện nay vẫn luôn là vấn đề sức khỏe được quan tâm trên thế giới cũng như tại Việt Nam, vì tần suất mắc bệnh cao và ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của cộng đồng [1]. Mật độ xương (MĐX) thấp là yếu tố nguy cơ quan trọng của gãy xương do loãng xương, cụ thể MĐX giảm 1 độ lệnh chuẩn sẽ tăng nguy cơ gãy xương lên gấp hai lần [2]. Sự khác biệt về MĐX giữa các cá thể trong cộng đồng có mối tương quan mạnh với trọng lượng cơ thể [3], trong đó trọng lượng cơ thể bao gồm lượng cơ và lượng mỡ [4], [5]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cho thấy một cách rõ ràng yếu tố nào đóng vai trò trung gian trong tương quan giữa lượng mỡ và MĐX. Nghiên cứu này đưa ra giả thuyết leptin có vai trò đó.

Lượng cơ hay lượng mỡ quan trọng hơn trong ảnh hưởng trên mật độ xương?
Lượng cơ hay lượng mỡ quan trọng hơn trong ảnh hưởng trên mật độ xương?

25/09/2018

Trong ba thập niên qua, đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy mật độ xương là biến cố tiên lượng quan trọng cho gãy xương. Mật độ xương chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố trong đó có trọng lượng cơ thể. Trọng lượng cơ thể lại bao gồm lượng cơ và lượng mỡ. Giữa hai yếu tố trên, yếu tố nào quan trọng hơn trong ảnh hưởng lên mật độ xương?

Vai trò của các marker chu chuyển xương trong biến đổi về mật độ xương: một nghiên cứu trên nam và nữ người Việt
Vai trò của các marker chu chuyển xương trong biến đổi về mật độ xương: một nghiên cứu trên nam và nữ người Việt

13/09/2018

Các nhà khoa học của nhóm nghiên cứu VOS trường Đại học Tôn Đức Thắng vừa công bố một công trình nghiên cứu cắt ngang trên tap chí Osteoporosis International về việc xây dựng giá trị tham chiếu cho marker hủy xương beta-CTX và marker tạo xương P1NP cho người Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở độ tuổi và cân nặng nhất định, nồng độ beta CTX cao hơn có liên quan đáng kể với mật độ xương ở nam và nữ

Hỏi đáp về gen và loãng xương
Hỏi đáp về gen và loãng xương

13/09/2018

Các nhà khoa học trong Nhóm nghiên cứu cơ xương (VOS) của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã công bố một công trình nghiên cứu mà theo đó họ phát hiện 3 gen có liên quan đến loãng xương ở người Việt được công bố trên Bone (một tạp chí hàng đầu thế giới về loãng xương). Là người đầu tiên đem ngành loãng xương về Việt Nam và sáng lập hội loãng xương cũng như đem y học thực chứng về Việt Nam, giáo sư (GS) Nguyễn Văn Tuấn đã có những chia sẻ để bạn đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa của công trình nghiên cứu trên.

Chuẩn mới để chẩn đoán béo phì ở người Việt Nam
Chuẩn mới để chẩn đoán béo phì ở người Việt Nam

08/07/2018

Béo phì là một vấn đề y tế lớn của Việt Nam, nhưng tiêu chuẩn để chẩn đoán béo phì cho người Á châu vẫn là một đề tài còn tranh cãi. Lần đầu tiên, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tôn Đức Thắng tìm ra một ngưỡng tỉ trọng mỡ toàn thân để chẩn đoán béo phì. Dựa vào tiêu chuẩn này, các nhà nghiên cứu ước tính rằng TPHCM có 15% người trưởng thành là béo phì. Công trình nghiên cứu mới được công bố trên tập san khoa học quốc tế PLoS ONE.

Phát hiện ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến chỉ số xương xốp
Phát hiện ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến chỉ số xương xốp

08/07/2018

Các nhà khoa học của Trường đại học Tôn Đức Thắng vừa công bố một công trình nghiên cứu, theo đó lần đầu tiên trên thế giới họ phát hiện phân nửa sự khác biệt về chỉ số xương xốp (Trabecular Bone Score – TBS) giữa các cá nhân chịu sự tác động của các yếu tố di truyền, và mức độ ảnh hưởng này tương đương với hệ số di truyền của mật độ xương. Công trình đã được công bố trên Bone, một tạp chí hàng đầu thế giới về loãng xương.